Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Tây Sơn Khởi Nghĩa

Họ Trịnh Mất Nghiệp Chúa
Nhà Hậu Lê Mất Ngôi 


1. Chúa Trịnh bỏ trưởng lập thứ.    Từ khi quân chúa Trịnh lấy được đất Thanh Hóa rồi, Trịnh Sâm đắc chí, càng thêm kiêu hãnh, lại có ý muốn cướp ngôi nhà Lê, bèn sai quan Thị  Lang  là  Vũ Trần Thiệu sang nhà Thanh dâng biểu nói rằng con cháu họ Lê không có ai đáng làm vua nữa, và lại sai quan nội giám đi với Vũ Trần Thiệu đem tiền cũa sang đút lót mà xin phong làm vua.  Nhưng sang đến Động Đình Hồ, thì Vũ Trần Thiệu đem tờ biểu  đốt  đi, rồi uống thuốc  độc mà chết, bởi vậy việc cầu phong lại bỏ, không nói đến.

 Sau Trịnh Sâm say đắm nàng Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng là Trịnh Khải mà lập người con của Đặng Thị là Trịnh Cán làm thế  tử.  Từ đó người thì theo Đặng Thị, người thì phò Trịnh Khải, trong phủ chúa chia ra bè đảng.

 Tháng chín năm Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất  để di chiếu lập Trịnh Cán làm chúa và Huy Quận Công Hoàng  Đình Bảo làm phụ chính.  Trịnh Cán còn ít tuổi mà lại lắm bệnh, không mấy người chịu phục, bởi vậy cho nên thành sự biến loạn.

2. Kiêu Binh.    Nguyên  từ khi họ Trịnh giúp nhà Lê Trung Hưng về sau, đất Kinh Kỳ chỉ dùng lính Thanh, lính Nghệ  gọi là ưu binh để làm quan túc vệ.

 Những lính ấy thường hay cậy công làm nhiều điều trái phép.  Năm Giáp Dần (1674) đời Trịnh Tạc, lính tam phủ  tức là lính Thanh, lính Nghệ đã giết quan Tham Tụng Nguyễn Quốc Trinh và phá nhà Phạm Công Trứ.  Năm Tân Dậu (1741) quân  ưu binh lại phá nhà và chực giết quan Tham Tụng Nguyễn Quý Cảnh.  Những lúc quân ưu binh làm loạn như vậy, tuy nhà chúa có bắt những đứa thủ  xướng làm tội nhưng chúng đã quen thói, về sau hễ hơi có điều gì bất bình, thì lại nổi lên làm loạn.

Đến năm Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất, Đặng Thị và Hoàng Đình Bảo lập Trịnh Cán lên làm chúa.  Con trưởng Trịnh Sâm là Trịnh Khải mưu với quân tam phủ để tranh ngôi chúa.  Bấy giờ có tên biện lại thuộc đội Tiệp bảo tên là Nguyễn Bằng, người Nghệ An, đứng lên làm đầu, vào phủ chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu binh kéo đến vây phủ, vào giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ, lập Trịnh Khải lên làm chúa.  Trịnh Khải phong quan tước cho Nguyễn Bằng và trọng thưởng cho quân tam phủ.  Từ đó quân ấy một ngày một kiêu, cứ đi cướp phá các nhà, không ai kiềm chế được.  Năm giáp thìn (1784) quân tam phủ  lại phá nhà quan tham tụng Nguyễn Ly, nhà Dương Khuông và giết Nguyễn Triêm  ở trước cửa phủ chúa.  Khi bấy giờ Nguyễn Ly chạy thoát được lên Sơn Tây cùng với em là Nguyễn Điều bàn định rước Trịnh Khải ra ngoài, rồi gọi binh các trấn về trừ kiêu binh.  Nhưng sự  lộ ra, quân kiêu binh vào canh giữ phủ chúa, Trịnh Khải không ra  được.  Quân  ấy lại chia nhau ra giữ các cửa ô. 

Quân các trấn cũng sợ chúa bị  hại đều phải rút về.  Từ đó quân kiêu binh kéo nhau hàng trăm hàng nghìn đi cướp phá các làng.  Hễ có đứa nào đi lẻ loi thì dân làng lại bắt giết đi, thành ra quân với dân xem nhau như cừu địch, mà các văn thần võ tướng cũng bó tay mà chịu không làm sao được.  Sau có quan tham tụng là Bùi Huy Bích dỗ dành mãi mới dần dần hơi yên.  Lúc bấy giờ ở trong  đang có kiêu binh làm loạn,  ở ngoài Tây Sơn nhân dịp đem quân vào đánh phá, bởi thế cho nên cơ nghiệp họ Trịnh đổ nát vậy.


3. Tây Sơn Lấy Thuận Hóa.  Nguyên khi trước Hoàng Đình Bảo trấn thủ đất Nghệ An, có nhiều thủ hạ giỏi, mà trong bọn ấy có một người ở huyện Chân Lộc, thuộc Nghệ An, tên là Nguyễn Hữu Chỉnh, đỗ  hương cống từ lúc 16 tuổi, tục gọi là cống Chỉnh, tính hào hoa, lắm cơ trí, nhiều can đảm, mà lại có tài biện bác.  Trước theo Hoàng Ngũ Phúc, thường đi đánh giặc bể, giặc sợ  lắm, gọi là chim dữ; sau khi Hoàng Ngũ Phúc mất rồi, Nguyễn Hữu Chỉnh về theo Hoàng Đình Bảo.

Đến khi kiêu binh đã giết Hoàng Đình Bảo rồi, có người đem tin Nguyễn Hữu Chỉnh biết, Hữu Chỉnh vào bàn với quan trấn thủ Nghệ  An     Giao để tự lập ở xứ Nghệ, nhưng mà Võ Tá Giao  sợ không dám làm, Hữu Chỉnh bèn bỏ vào với vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc.

 Nguyên khi trước Nguyễn Hữu Chỉnh theo Hoàng Ngũ Phúc vào đánh Quảng Nam thường vẫn  đi lại quen Nguyễn Nhạc, cho nên Nguyễn Nhạc tin dùng, đãi làm thượng tân. Từ đó Nguyễn Hữu Chỉnh bày mưu định kế xin vua Tây Sơn ra đánh Thuận Hóa và đất Bắc Hà. Vả, từ khi Hoàng Ngũ Phúc mất rồi, Trịnh Sâm sai Bùi Thế Đạt vào trấn thủ đất Thuận Hóa, sau lại sai Phạm Ngô Cầu vào thay Bùi Thế Đạt. 

Phạm Ngô Cầu là người nhu nhược vô mưu, mà lại có tính tham lam, chỉ lo việc làm giàu, chứ không nghĩ gì đến việc binh.  Quan phó đốc thị là Nguyễn Lệnh Tân đã viết thư  về bày tỏ mọi lẽ và xin Trịnh Sâm cho tướng khác vào thay Phạm Ngô Cầu.  Trịnh Sâm không nghe, lại đòi Nguyễn Lệnh Tân về.   Vua Tây Sơn biết  đất Thuận Hoá không phòng bị, bèn sai em là Nguyễn Huệ làm tiết chế, rể là Vũ  Văn Nhậm làm tả quân đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm hữu quân đô đốc, đem quân thủy bộ ra đánh Thuận Hóa.    Một hôm Phạm Ngô Cầu thấy một người khách buôn nói thuật số, đến bảo Ngô Cầu rằng: "Hậu vận tướng công phúc lộc nhiều lắm, nhưng năm nay có hạn nhỏ có lẽ phải ốm đau, nên lập đàn làm chay mới được yên lành".  Phạm Ngô Cầu nghe lời ấy lập đàn cầu khấn bảy đêm ngày, bắt quân sĩ phải phục dịch không được nghỉ ngơi chút nào.  Chợt nghe tin quân Tây Sơn đã lấy được đồn Hải Vân, tướng giữ đồn là Hoàng Nghĩa Hồ đã tử trận, lại thấy báo rằng thủy quân của Tây Sơn đã vào cửa bể, thủy bộ hai mặt đều kéo đến đánh.  Ngô Cầu hốt hoảng, từ ở đàn chạy về dinh, gọi binh tướng để chống giữ, nhưng quân lính  đều mỏi mệt cả, không ai có lòng muốn đánh.  Phạm Ngô Cầu lại có tính đa nghi.  Nguyễn Hữu Chỉnh bèn làm một cái thư đề ngoài gửi cho phó tướng là Hoàng Đình Thể, rủ về hàng Tây Sơn, rồi giả  tảng sai người đưa nhầm sang cho Ngô Cầu.  Ngô Cầu bắt được thư ấy nghi cho Hoàng  Đình Thể nhị tâm.   Đến khi quân Tây Sơn đến  đánh, Hoàng Đình Thể đem quân bản bộ ra trận đối địch bắn hết thuốc đạn.  Ngô Cầu đóng cửa thành lại không ra tiếp ứng.  Hoàng Đình Thể cùng hai con và tỳ tướng là Vũ Tá Kiên đều tử trận cả.  Khi quân Tây Sơn kéo đến đánh thành, Phạm Ngô Cầu kéo cờ trắng mở  cửa thành ra hàng.  Quân họ Trịnh giữ ở các đồn đều tan vỡ  bỏ chạy. 

Trong mấy ngày mà đất Thuận hóa ra đến Linh Giang đều thuộc về Tây Sơn cả.  Bấy giờ là tháng năm năm bính ngọ (1786) đời Cảnh Hưng năm thứ 47.

4. Tây Sơn Dứt Họ Trịnh.    Nguyễn Huệ  lấy  được  đất Thuận Hóa rồi, sai người giải Phạm Ngô Cầu về Qui Nhơn định tội phải chém, đoạn rồi Nguyễn Huệ  hội các tướng lại bàn sai người ra sửa sang đồn Đồng Hới, và định giữ địa giới cũ ở sông La Hà.  Nguyễn Hữu Chỉnh nói rằng: "Ông phụng mệnh ra đánh một trận mà bình được đất Thuận Hóa, uy kinh cả chốn Bắc hà.  Phàm cái phép dùng binh, một là thời hai là thế ba là cơ, có ba điều đó đánh  đâu cũng được.  Bây giờ ở đất Bắc Hà tướng thì lười, quân thì kiêu, triều đình không có kỷ cương gì cả, nếu ông nhân lấy cái uy thanh này, đem binh ra đánh thì làm gì mà không được.  Ông không nên bỏ mất cái cơ, cái thời và cái thế ấy".  Nguyễn Huệ nói rằng: "Ở  Bắc Hà có nhiều nhân tài, không nên coi làm thường".  Hữu Chỉnh đáp lại rằng: "Nhân tài Bắc Hà chỉ có một mình Chỉnh, nay Chỉnh đã bỏ đi, thì nước không có ai nữa, xin ông đừng có ngại gì!"  Nguyễn Huệ cười mà nói rằng: " Ấy! người khác thì không ngại, chỉ ngại có ông đó thôi!"  Hữu Chỉnh thất sắt đi rồi nói rằng: " Tôi tự biết tài hèn, nhưng mà tôi nói thế là có ý tỏ cho ông biết ngoài Bắc không có nhân tài đó thôi".  Nguyễn Huệu lấy lời nói ngọt để yên lòng Hữu Chỉnh và bảo rằng: " Nhà Lê làm vua đã mấy trăm năm nay, bây giờ  cướp lấy, chưa chắc lòng người đã theo mình." Hữu Chỉnh nói: "Nay Bắc Hà có vua lại có chúa, ấy là một sự cổ kim đại biến.  Họ Trịnh tiếng rằng phù Lê, thực là hiếp chế, cả nước không ai phục.  Vả  xưa nay không ai làm gì để giúp nhà Lê, là chỉ sợ cái thế mạnh đó mà thôi, nay ông mà, phù Lê diệt Trịnh thì thiên hạ ai
chẳng theo ông."  Nguyễn Huệ nói: "Ông nói phải lắm, nhưng ta chỉ phụng mệnh đi đánh đất Thuận Hóa mà thôi, chứ không phụng mệnh đi đánh Bắc Hà, sợ rồi can tội kiểu mệnh thì làm thế nào ?" Hữu Chỉnh nói: "Kiểu mệnh là tội nhỏ, việc ông làm là công to.  Vả làm tướng ở ngoài có điều không cần phải theo mệnh vua, ông lại không biết hay sao?"  Nguyễn Huệ bèn sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem thủy binh đi tiên phong vào cửa Đại An đánh lấy kho lương ở bên sông Vị  Hoàng.   Nguyễn Huệ  tự đem binh đi sau, ước với Hữu Chỉnh đến sông Vị Hoàng đốt lửa lên làm hiệu.  Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân đi qua Nghệ An, Thanh Hóa, quan trấn thủ là Bùi Thế Toại và Tạ Danh Thùy không ai dám ra cự địch; khi ra đến Vị Hoàng, quan coi đồn ở đấy bỏ chạy.  Hữu Chỉnh lấy được hơn trăm vạn hộc lương, rồi đốt lửa làm hiệu, quân Nguyễn Huệ kéo đến đóng giữ ở đấy.  Trước kia thành Phú Xuân đã vỡ  rồi, tin báo  đến Thăng Long, các quan bàn rằng: xứ ấy vẫn không là  đất của triều  đình, bây giờ  mất cũng không hại gì.  Vì thế, chỉ sai Trịnh Tự Quyền đem 27 cơ vào giữ đất Nghệ An.  Trịnh Tự Quyền thu xếp hơn 10 ngày chưa xong, đến khi đi được độ 30 dặm thì đã có tin báo Tây Sơn đến đóng ở sông Vị Hoàng rồi.  Tự Quyền bèn đem quân xuống giữ ở  mặt Kim Động.  Quan trấn thủ  Sơn Nam là Bùi Thế Dận đem bộ binh xuống đóng ở xã Phù Sa, thuộc huyện Đông An.  Đinh Tích Nhưỡng đem thủy quân ra giữ cửa Luộc  Bấy giờ gió Đông Nam thổi to, đến đêm Nguyễn Huệ sai lấy tượng gỗ để lên trên mấy chiếc thuyền rồi  đánh trống kéo cờ thả thuyền cho trôi đi.  Đinh Tích Nhưỡng trông thấy tưởng là 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét