Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

WK 4 - TUẦN LỄ 4

 Thi Kỳ 1




I. Tập đọc và Chính tả:  








CON CHỒN VÀ CON GÀ TRỐNG





Một hôm, con chồn gặp con gà trống ở bụi tre. Gà sợ, kêu rối rít. Chồn cũng sợ chủ nhà họ bắt được, thì họ đập chết. Chồn bèn lấy lời ngon ngọt dỗ gà rằng: "Sao bác lại gắt gỏng như vậy? Tôi với bác là họ hàng bà con với nhau cả đấy mà." Gà thấy chồn nói dễ nghe, cất tiếng gáy vui vẻ lắm. Chồn khen nức nở: "Ôi chao! bác gáy sao mà hay như thế! Song tôi còn nhớ ngày xưa ông nhà ta gáy còn hay hơn mấy, vì lúc cụ gáy cụ cứ nhắm mắt lại." Gà lại gáy, nhưng vẫn còn ngờ vực, chỉ nhắm có một mắt mà thôi. Chồn ở dưới làm như gõ nhịp, vừa cười vừa nói: "Ôi chao ôi hay quá! Nhưng nếu bác nhắm cả hai mắt lại mà gáy, thì tôi chắc bao nhiêu gà ở xung quanh đây nghe tiếng chỉ những nổi cơn ghen lên mà chết!" Gà đắc ý, nhắm tít cả hai mắt lại, định gáy cho thật hay, nhưng vừa há mỏ, chồn đã nhẩy chồm lên cắn cổ mà tha về tổ để ăn thịt.

Ôi! Mật ngọt chết ruồi! Hay ưa nịnh hót có khi hại đến thân.


Ngữ vựng: 



- Chồn = giống vật mõm dài và nhọn, tai to, đuôi dài, hay bắt gà và chim, ta thường gọi là cáo, nhưng không được đúng vì cáo thuộc về loài mèo. 
dỗ = dùng lời nói dịu dàng, khéo léo để làm người khác tin theo, làm theo ý mình
- Rối rít = chíu chít. 
- Gắt gỏng = rầy rà. 
- Gõ nhịp = đánh cái gì để cùng họa theo vào tiếng đàn, tiếng hát. 
đắc ý = được vừa ý, hài lòng.
- Nhắm tít = nhắm kín mắt lại, hai mi mắt như dính liền với nhau. 
- Mật ngọt chết ruồi = câu tục ngữ, nghĩa đen: con ruồi thấy mật ngọt, ham ăn mà chết; nghĩa bóng: người ta vì ưa lời nịnh mà hại đến thân. 


Câu hỏi:


1- Tại sao Chồn sợ?  Chồn sợ điều gì?
2- Tại sao Chồn ngon ngọt dỗ gà?
3- Chồn khen gà ra sao?
4- Khi gà đắc ý thì gà làm gì?
5- Cuối cùng xẩy ra điều gì?
6- Câu chuyện Con Chồn và Con Gà Trống dạy cho ta bài học gì?


I- Việt Sử

Các em trả lời 8 câu hỏi sau đây:

1) Tại sao Lý Công Uẩn được lên làm vua ? Lên ngôi vua Lý Công Uẩn lấy hiệu là gì? (15 điểm)
2) Tại sao vua Lý Thái Tổ đổi tên thành Đại La là Thăng Long thành? (10 điểm)
3) Nhà Hậu Lý, vào thời hưng thịnh có tất cả bao nhiêu vị vua? Em hãy kể tên các vị vua ấy theo thứ tự . (10 điểm)
4) Nhà Hậu Lý vào thời suy vong có bao nhiêu vị vua? Kể tên những vị vua ấy. (10 điểm)
5) Vua Lý Huệ Tôn tên thật là gì ? và ông có bao nhiêu người con (kể tên)? (15 điểm)
6) Em hãy kể những điều mà em đã học về  Lý Chiêu Hoàng? (15 điểm)
7). Nhà Hậu Lý giữ ngôi vua bao nhiêu năm thì chấm dứt? (10 điểm)
8) Thái tử Sam là con vua nào? Khi lên ngôi vua Thái tử Sam lấy hiệu là gì? (15 điểm)


II-  Văn Phạm:

A) Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.


1- (nặn / nặng): Điêu khắc gia là người ____________ ra những pho tượng .  Pho tượng làm bằng đồng phải cần hai người khiêng vì nó rất ____________.

2- (cai / cay / cây ): Ba em muốn có sức khoẻ tốt, nên ba đang ______ thuốc lá và bớt ăn những món ăn _______, và mẹ em cũng không muốn trồng ___________ ớt nữa.

3- (trước / chước): Đứng ___________ đám đông, con khỉ bắt ________ những động tác của thằng hề để chọc cười mọi người.

4- Làm anh, chị phải biết nhường nhịn các em, không nên ___________ công việc _________ nhẹ với em mình.




B) Đặt dấu phẩy vào chỗ cần thiết:

1. Mẹ đi chợ mua trứng bánh mì và bơ.

2. Chú Nam nuôi một con chó một con mèo và năm con cá.

3. Cặp của Tuấn lúc nào cũng có hai cây viết chì hai cây viết mực và một cục gôm.

4. Bác Luân biết các thứ tiếng Pháp Tây Ban Nha và Nhật.

5. Em thích ăn những trái cây Việt Nam như xoài mít mãng cầu và nhãn.

6. Các món ăn ngày Tết thường là bánh chưng bánh tét giò thủ dưa món và củ kiệu.




Ngữ vựng


Chọn nghĩa thích hợp cho những từ ngữ sau đây:


1-    khoe khoang: _ _ _ a)    Cao, gầy và trông có vẻ yếu.
   2-       phóng:   _ _ _ _ _ b)    cây lâu đời.
   3-       tội nghiệp:  _ _ _ _c)  chỉ bảo, hướng dẫn cho biết phương cách.
   4-       cây cổ thụ: _ _ _ _d)  chỗ da bị phồng lên vì cọ xát hoặc bị phỏng.
   5-       chế nhạo: _ _ _ _e)  có khả năng nhận xét vấn đề một cách rõ ràng 
   6-       nực cười:  _ _ _ f) cố ý làm cho người ta biết, thấy được cái hay, 
                                                        cái tốt đẹp của mình.
   7-       ưỡn ngực:  _ _ _ _ g) coi thường đem ra chọc ghẹo làm trò cười.
   8-       lết:  _ _ _ _ _ _ _ _ h)  đáng thương.
   9-      hướng dẫn: _ _ _ _  i) đồ dùng để làm việc.
  10-   thân thể: _ _ _ _ _   j)  dùng sức chạy, nhẩy thật nhanh.
  11-   dụng cụ: _ _ _ _ _  k) đường lên, xuống đầu cao đầu thấp.
  12-   con dốc: _ _ _ _ _  l)   êm, nhẹ, gây cảm giác dễ chịu.
  13-   êm ái: _ _ _ _ _ _ m) gốc đã có sẵn.
  14-   bồi bổ: _ _ _ _ _ _ n) Hoạt động di chuyển thân thể đúng cách.
  15-   mảnh khảnh: _ _ _ o)  kéo lê chân mà đi.
  16-   vốn : _ _ _ _ _ _ _ p) không thể nhịn cười, đáng chê bai.
  17-   năng : _ _ _ _ _ _ _q) làm ảnh hưởng đến điều gì
  18-   vận động: _ _ _ _ _ r)  làm cho tăng sức của cơ thể bằng chất bổ.
  19-   khiến:   _ _ _ _ _ _ s) làm điệu bộ đưa ngực nhô ra phía trước.
  20-    sáng suốt:  _ _ _ _ t)  nâng lên, giơ lên cao hơn một tí.
  21- phồng da _ _ _ _ _ u) thường xuyên đều đặn.
    
  



III) Tập Làm Văn (bài thi)

Tả quang cảnh chào cờ của trường Việt Ngữ Về Nguồn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét