Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Văn Phạm.

Dấu than ( ! ) Dấu hai chấm ( : ) Dấu ngoặc kép ( " ... " )


I. Dấu than ( ! )


Dấu than hay tán thán ( ! ) được đặt ở sau những từ dùng để than thở như: A ! Ô !
Ôi ! Ái Chà ! . . .

Hoặc dấu than ở cuối những câu thương cảm, sai khiến, thỉnh cầu, vui mừng, lạ lùng, ngạc nhiên . . .

Thí dụ: - A ! Ba má đã v.
- Ồ ! Bông hồng này đẹp quá !
- Ái chà ! Các cháu chớ trèo cao.
- Trời ơi ! Nó làm sao thế kia ! (thương cảm)
- Hãy làm việc này ngay đi ! (sai khiến)
- Không ai ngờ Tâm học giỏi nhất lớp trong hai khóa lin ! (ngạc nhiên)

II. Dấu hai chấm ( : )


Dấu hai chấm thường được đặt ở giữa câu. Nó dùng để:

Thí dụ: - Mẹ tôi đi chợ mua thực phẩm đủ loại như: gạo, thịt, cá, nước mắm, trái
cây và rau thơm.

- Chúng em học các môn tiếng Việt : chính tả, tập đọc, học thuộc lòng,
tập làm văn, sử kí và địa lý.


Thí dụ - Cô giáo hỏi em: “Khóa này, em học cấp mấy ?”
- Em trả lời: “Thưa cô, em học cấp 12.”



III- Dấu ngoặc kép ( “. . . ” )

Dấu ngoặc kép dùng để:

 1- Cho biết lời người khác nói.

Thí dụ: - Ba tôi thường khuyên nhủ các con: “Hãy cố gắng học thành tài để sau
này trở nên những công dân tốt và hữu ích.” Má tôi nhắc nhở thêm:
“Các con chăm học thì má rất vui lòng nhưng nhớ phải giữ sức khỏe
nữa.”

 2- Cho biết tên riêng của một cuốn sách, một bài văn, thơ hay một bản nhạc

Thí dụ- Em học bài thơ “Lời Mẹ Dặn” là của thi sĩ Phùng Quán.
- Chúng ta hãy cùng hát: "Quốc Ca Việt Nam Cộng Hoà".


o0o



Bài tập.

Chép lại và thêm dấu chấm câu ( . ), dấu than ( ! ), dấu hai chấm ( : ), dấu ngoặc kép ( "..." ) của đoạn văn dưới đây:

Quý Mến Ông Bà

Ông bà em đã già lắm em thường giúp ông đứng dậy hoặc dìu ông ngồi xuống lúc này mắt bà rất kém không thể đọc được sách bà than thở cháu ơi bà muốn đọc sách mà không thấy rõ mặt chữ cháu đọc cho bà nghe nhé thấy thế ba má em thường bảo con ngoan lắm con quý mến ông bà tức là quý mến ba má đấy nếu không có ông bà thì làm sao có ba má của con chứ.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét