(1010 - 1225)
Tục truyền rằng Công Uẩn không có cha, mẹ là Phạm-thị đi chơi chùa Tiêu-sơn (làng Tiêu-sơn, phủ Từ-sơn), nằm mộng thấy đi lại với thần nhân rồi về có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi đem cho người sư ở chùa Cổ- pháp tên là Lý khánh Văn làm con nuôi, mới đặt tên là Lý công Uẩn.
Tục truyền rằng Công Uẩn không có cha, mẹ là Phạm-thị đi chơi chùa Tiêu-sơn (làng Tiêu-sơn, phủ Từ-sơn), nằm mộng thấy đi lại với thần nhân rồi về có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi đem cho người sư ở chùa Cổ- pháp tên là Lý khánh Văn làm con nuôi, mới đặt tên là Lý công Uẩn.
Công Uẩn lớn lên vào Hoa-lư làm quan nhà Tiền-Lê, đến chức Tả-thân vệ Điện-tiền Chỉ-huy-sứ.
Khi Vua Lê Long Đĩnh chết, con trai của Lê Long Đĩnh còn bé, các quan trong triều sợ Hoàng tử sau này sẽ ác độc như vua cha, nên các các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, bắt đầu Nhà Hậu Lý . Lúc ấy Lý Thái Tổ đã 36 tuổi.
I. LÝ THÁI TỔ (1010 - 1028)
Dời Đô Về Thăng Long Thành. Lý Thái-tổ thấy đất Hoa-lư chật hẹp không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được, bèn định dời đô về thành Đại La. Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010), thì khởi sự dời đô.
Khi ra đến thành Đại La, Lý Thái-tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra, bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành, tức là thành Hà-nội bây giờ.
Việc Đối Ngoại:
Lúc bấy giờ ở bên nhà Tống có nhiều việc, cho nên cũng không sinh sự lôi thôi gì với nước ta. Bởi vậy khi Thái-tổ lên làm vua, sai sứ sang cầu phong, vua nhà Tống liền phong cho làm Giao-chỉ quận-vương, sau lại gia phong Nam-bình-vương. Nước Chiêm-thành và nước Chân-lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang-giao thời bấy giờ đều yên-trị.
Lúc bấy giờ ở bên nhà Tống có nhiều việc, cho nên cũng không sinh sự lôi thôi gì với nước ta. Bởi vậy khi Thái-tổ lên làm vua, sai sứ sang cầu phong, vua nhà Tống liền phong cho làm Giao-chỉ quận-vương, sau lại gia phong Nam-bình-vương. Nước Chiêm-thành và nước Chân-lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang-giao thời bấy giờ đều yên-trị.
Việc Nội Trị:
ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn, như ở Diễn-châu (thuộc Nghệ-an) và ở mạn Thượng-du hay có sự phản-nghịch, nhà vua phải thân chinh đi đánh-dẹp mới yên được.
Thời bấy giờ các hoàng-tử đều phong tước vương và phải cầm quân đi
đánh giặc, bởi vậy ai cũng giỏi nghề dùng binh.
Lý Thái-tổ lưu tâm về việc sửa-sang trong nước: đổi phép cũ của nhà Tiền-Lê; Định ra 6 hạng thuế là : thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù-sa; thuế sản-vật ở núi; thuế mắm-muối đi qua Aỉ-quan; thuế sừng tê, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Vua cho những bậc Công-chúa coi việc trưng-thu các thứ thuế ấy.
Lý Thái-tổ trị-vì được 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.
II. LÝ THÁI TÔN (1028 - 1054)
Lê Phụng Hiểu. Lý Thái-tổ vừa mất chưa tế-táng xong, thì các hoàng-tử là bọn Võ-đức-vương, Dực-thánh-vương và Đông-chinh vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của Thái-tử. Bấy giờ các quan là bọn Lý nhân Nghĩa xin Thái-tử cho đem quân ra thành quyết được thua một trận. Khi quân của Thái-tử và quân các vương đối trận, thì quan Võ-vệ tướng-quân là Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Võ-đức-vương mà bảo rằng : "Các người dòm-ngó ngôi cao, khinh-dể tự-quân, trên quên ơn Tiên-đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này !" Nói xong chạy xông vào chém Võ-đức-vương ở trận tiền.
Quân các Vương trông thấy sợ-hãi bỏ chạy cả. Dực-thánh-vương và Đông chinh-
vương cũng phải chạy trốn.
Quân các Vương trông thấy sợ-hãi bỏ chạy cả. Dực-thánh-vương và Đông chinh-
vương cũng phải chạy trốn.
Thái-tử Phật Mã lên ngôi, tức là vua Lý Thái-tôn.
Dực-thánh-vương và Đông-chinh-vương xin về chịu tội. Lý Thái-tôn nghĩ tình cốt-nhục bèn tha tội cho, và lại phục chức cũ cho cả hai ngừơi. Cũng vì sự phản-nghịch ấy cho nên vua Thái-tông mới lập lệ: cứ hàng năm, các quan phải đến đền Đồng-cổ (ở làng Yên-thái, Hà-nội) làm lễ đọc lời thề rằng : "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỉ thần làm tội". Các quan ai trốn không đến thề, phải phạt 50 trượng.
III. Lý Thánh Tôn (1054 - 1072)
Lý Thánh-tôn là một ông vua nhân-từ, có lòng thương dân; một năm trời làm rét lắm, Thánh-tông bảo những quan hầu gần rằng: "Trẫm ở trong cung ăn-mặc như thế này còn rét, nghĩ những tù-phạm giam trong ngục, phải trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc; vả lại có người xét hỏi chưa xong, gian ngay chưa rõ, nhỡ rét quá mà chết thì thật là thương lắm".
Nói rồi truyền lấy chăn chiếu cho tù nằm, và mỗi ngày cho hai bửa ăn. Lại có một hôm vua Lý Thánh-tôn ra ngự ở điện Thiên-khánh xét án, có Động-thiên công-chúa đứng hầu bên cạnh. Vua Lý Thánh-tôn chỉ vào công-chúa mà bảo các quan rằng : "Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi"
Vua Thánh-tôn có nhân như thế, cho nên trăm họ mến-phục, trong đời Ngài làm vua ít có giặc-giã.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét